Tìm kiếm:
Giới thiệu

Đăng ký nhận tin

Nhập địa chỉ Email của Bạn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 935.509
Thành viên Online
: 0
Khách
: 130
Bookmark and Share

Mã hóa linh kiện thụ động

03/01/2013 08:47 CH (Lượt truy cập: 310928)
Mọi linh kiện đều cần được xác định giá trị, trị số để ứng dụng, tuy các cách đọc trị số linh kiện thụ động còn rất ít quan tâm nhưng không phải là không còn do thực tế vẫn còn nhiều bạn trẻ yêu điện tử thiết kế mạch bằng loại linh kiện này, ngoài ra cũng chưa phải là các công ty sản xuất đều SMT hóa toàn bộ linh kiện nên vẫn duy trì linh kiện có mã hóa màu (color code), một mặt khác thiết bị nhập ngoại thuộc thế kỷ trước vẫn còn về Việt nam và chúng ta, những người làm kỹ thuật đã hoặc rồi sẽ đối mặt với công tác sửa chữa các mạch điện có loại linh kiện này, vậy làm thế nào mà xác định trị số của nó và tìm linh kiện thay thế nếu bạn không biết cách đọc trị số trên thân nó, hoặc đọc sai, nhận dạng nhầm lẫn (ví dụ như nhìn linh kiện như điện trở nhưng đo thì không có giá trị mà suy ra điện trở hỏng trong khi đó lại là tụ điện) thì công việc sửa chữa sẽ bế tắc.
Tác giả xin giới thiệu tổng hợp các cách đọc trị số linh kiện theo mã màu (color code) trộn lẫn một hình minh họa về đọc giá trị điện trở CHIP.

Theo tiêu chuẩn của Hiệp hội điện tử công nghiệp gọi tắt là EIA (Electronic Industries Association) điện trở, tụ điện và cảm kháng được chế tạo trên cơ sở chuẩn thống nhất, có các chuẩn tương ứng với các sai số như sau:
  •  E3 50% sai số (không còn dùng nữa)
  •  E6 20% sai số (hiện tại rất ít dùng)
  •  E12 10% sai số 
  •  E24 5% sai số
  •  E48 2% sai số
  •  E96 1% sai số
  •  E192 0.5, 0.25, 0.1, 0.05% hoặc sai số cao hơn nữa
Một qui đổi sai số sang ký tự thường được ghi trên vỏ hộp chứa linh kiện như bảng liệt kê dưới đây, tương ứng với màu chỉ sai số được sơn trên thân linh kiện
Ký hiệu A B C D F G J K M
Sai số ±0.05% ±0.1% ±0.25% ±0.5% ±1% ±2% ±5% ±10% ±20%
Màu Xám Tím Xanh Lục Nâu Đỏ Vàng Bạc (trống)
Với tiêu chuẩn đó bảng dưới đây sẽ mô tả và cho phép so sách các loại linh kiện thụ động giữa các chuẩn khác nhau cũng như giải thích dãy số ưu tiên của điện trở có trên thực tế.

Cách đọc trị số Điện trở

Cách đọc trị số điện trở CHIP

Ở trường hợp 3 (02C) và 4 (15E) chúng ta phải tra bảng dưới đây để lấy giá trị điện trở ở tiêu chuẩn E-96
Trị số R Trị số R Trị số R Trị số R
100 01 178 25 316 49 562 73
102 02 182 26 324 50 576 74
105 03 187 27 332 51 590 75
107 04 191 28 340 52 604 76
110 05 196 29 348 53 619 77
113 06 200 30 357 54 634 78
115 07 205 31 365 55 649 79
118 08 210 32 374 56 665 80
121 09 215 33 383 57 681 81
124 10 221 34 392 58 698 82
127 11 226 35 402 59 715 83
130 12 232 36 412 60 732 84
133 13 237 37 422 61 750 85
137 14 243 38 432 62 768 86
140 15 249 39 442 63 787 87
143 16 255 40 453 64 806 88
147 17 261 41 464 65 825 89
150 18 267 42 475 66 845 90
154 19 274 43 487 67 866 91
158 20 280 44 499 68 887 92
162 21 287 45 511 69 909 93
165 22 294 46 523 70 931 94
169 23 301 47 536 71 953 95
174 24 309 48 549 72 976 96
Với hệ số nhân như trong bảng dưới đây:
A B C D E F G H X Y Z
Hệ số nhân 100 101 102 103 104 105 106 107 10-1 10-2 10-3
Cách đọc trị số Tụ điện

Cách đọc trị số Cảm kháng
Loại 4 vòng màu

Loại 5 vòng màu
 
» Gửi ý kiến của Bạn
Các tin / bài viết cùng loại:
Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 2 3 »
Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 2 3 »
Copyright © 2011-2018 Lắp Ráp Điện Tử . All rights reserved.
® Lắp Ráp Điện Tử giữ bản quyền nội dung trên website này
Vui lòng ghi "nguồn bởi Lắp Ráp Điện Tử" khi trích nội dung từ website này
Địa chỉ: 377 Tân hương Tp.HCM
Hotline: +84 (0)938041068 - Email: admin@laprapdientu.vn

 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Mã hóa linh kiện thụ động Rating: 5 out of 10 310928.
Core Version: 1.6.6.0