Tìm kiếm:
Giới thiệu

Đăng ký nhận tin

Nhập địa chỉ Email của Bạn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 973.415
Thành viên Online
: 0
Khách
: 484
Bookmark and Share

Sách: "Lắp Ráp Điện Tử- Phần 1: Căn bản" (các Công Nghệ/Kỹ Thuật Căn Bản)

01/11/2014 08:22 CH (Lượt truy cập: 494740)

DIỄN GIẢI THUẬT NGỮ CỦA SÁCH


Công nghệ

Là các trình bày hướng dẫn cách thực hiện cơ bản nhất mà không đề cập tới dùng cái gì, phương tiện hay công cụ nào để thực hiện.

Kỹ thuật 


Là dùng các phương tiện máy móc, thiết bị thực hiện công nghệ tương ứng để tạo ra sản phẩm cụ thể – ở đây là làm ra bảng mạch điện tử gắn đầy đủ linh kiện và mạch này phải hoạt động được đúng thiết kế.

Kỹ thuật lắp ráp điện tử (PCBA) trong nhà máy

Là tổng hợp những việc sử dụng, vận hành trang thiết bị máy móc, kết hợp các kỹ năng của con người (làm những việc máy móc không làm được) để kết nối các linh kiện điện tử đã được chọn trong quá trình nghiên cứu và phát triển (R &D) nhằm tạo ra sản phẩm điện tử phù hợp với yêu cầu thiết kế theo ý tưởng ban đầu.

Quá trình lắp ráp điện tử

Được tính từ sau công việc nghiên cứu và phát triển (R & D) sản phẩm cho đến khi PCB đã gắn linh kiện đầy đủ hoạt động được bên trong vỏ hộp, lớp vỏ này xác định hình thức bên ngoài của thiết bị, có nhiệm vụ bảo vệ mạch điện tử trong môi trường hoạt động hay cho phép người sử dụng cầm/nắm/sờ/thao tác để vận hành.

Các nguồn thông tin, dữ liệu cần thiết cho lắp ráp điện tử

Tất cả các thông tin của kết quả công tác nghiên cứu để dựa vào đó mà sắp xếp vận hành, cũng như áp dụng bổ sung hay huấn luyện đào tạo các kỹ năng tương ứng cho các thành viên có tham gia vào chuỗi lắp ráp điện tử.
...

Kỹ thuật cắm linh kiện xuyên lỗ tự động là kỹ thuật giả lập tay người lấy linh kiện, định hình phần chân, gắn chúng xuyên qua lỗ trên PCBcắt xén phần chân thừa vừa đủ rồi uốn/bẻ/nắn/chẻ sao cho linh kiện cấu kết được với phần kim loại của điểm hàn trên PCB mà không gây hư hỏng bề này. 
Linh kiện xuyên lỗ là nhóm linh kiện có chân trong sản xuất điện tử, khi được gắn vào PCB bằng máy thì gọi là linh kiện cắm xuyên lỗ tự động (gọi tắt là linh kiện AI), những linh kiện mà có hình dáng đặc biệt, nếu máy không thể đảm nhiệm hay số lượng ít không cần phải dùng máy, thì người ta gắn bằng tay và được gọi là linh kiện gắn tay (gọi tắt là linh kiện HM). 
Kỹ thuật cắm xuyên lỗ tự động là chuỗi thực thi của các máy theo trật tự:  
-      Lấy linh kiện 
-      Định hình phần chân 
-      Gắn chân xuyên qua lỗ 
-      Uốn/bẻ/nắn/chẻ và cắt xén phần thừa (nếu có) 
Kỹ thuật gắn tay một linh kiện xuyên lỗ gồm có bốn bước: 
-      Lấy linh kiện từ hộp chứa (bằng tay) + thao tác bổ sung (nếu có) 
-      Xác định giá trị, cực tính nếu có (bằng mắt) 
-      Cho chân linh kiện vào lỗ tương ứng (theo cực tính nếu có) 
-      Nhấn linh kiện sát bề mặt PCB hay đến khớp chặn/giữ cho phép
Gắn tay linh kiện xuyên lỗ thường để linh kiện đứng tự nhiên bằng trọng lượng của chính nó (loại linh kiện có chân thẳng), một số loại đặc biệt có chân có khớp chặn hay khớp giữ cơ khí thì khi gắn cần có lực ép phù hợp
...

Chúng ta cần hiểu là ngay cả khi feeder chính xác cơ khí tuyệt đối và bền vững thì cơ cấu đóng gói linh kiện không bao giờ đảm bảo tâm linh kiện trùng với tâm vòi (nozzle). 

Máy SMT luôn có hệ thống máy tính xác định tâm mỗi vòi (nozzle) và có thông số offset X, Y, Z và θ cụ thể vị trí hiện tại, việc này do một phần mềm xử lý cộng với bộ dữ liệu tham số được cập nhật định kỳ (thường việc cập nhật này chúng ta quen là dạy, teaching nozzle...). 
Vì hai lý do trên nên khi nozzle lấy và giữ được một linh kiện OK (theo lý do thứ hai) thì hệ thống điều khiển máy sẽ cho di chuyển vòi có linh kiện đến vị trí camera để "soi". Camera này sẽ chụp ảnh linh kiện đang “dính” trên nozzle đưa về máy tính xử lý hình ảnh và với một giải thuật có sẵn, máy nhanh chóng tính ra độ lệch tâm giữa vòi và tâm linh kiện, ngay lập tức một thuật toán khác cho ra tham số mới để điều chỉnh tọa độ vòi rồi tính toán thành tọa độ X, Y và θ mới đã hiệu chỉnh (revised) trùng khớp với tọa độ vị trí linh kiện cần dán trên PCB.
Đây là một giải thuật tổng hợp phức tạp kết hợp nhiều khía cạnh, trải qua nhiều giai đoạn phát triển song song với tiến bộ ngành điện toán và chế tạo thiết kế vi xử lý cũng như sự phát triển của các IC ghi hình bên cạnh sự phát triển các nguồn sáng soi chiếu (như tia laser)
...

Hàn là quá trình dùng để liên kết các chi tiết kết cấu kim loại khác nhau để tạo thành một kết cấu mới, có tính năng đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Hàn trong lắp ráp điện tử là đáp ứng yêu cầu kết nối mạch điện tốt. 

Hàn sử dụng hai yếu tố là nhiệt độ và áp lực hoặc phối hợp cả hai để tạo ra liên kết. Lắp ráp điện tử hiện đại dùng cả hai yếu tố tùy vào công nghệ ứng dụng: 
-     Nhiệt độ: Áp dụng trong công nghệ/kỹ thuật hàn buồng nhiệt (reflow) và bể chất hàn nóng chảy lỏng (wave soldering). 
-     Áp lực: Áp dụng trong kỹ thuật “Câu dây nối” (wiring bonding technology) từ khối bán dẫn IC ra các điểm trên bảng mạch in được áp dụng ở lắp ráp điện tử trên bề mặt dùng COB (Chip On Board). 
Hàn với yếu tố nhiệt có thể dùng chính vật chất của vật cần hàn hoặc dùng chất thứ ba rồi cho gia nhiệt đến điểm nóng chảy. 
Trong lắp ráp điện tử công nghiệp, việc sử dụng yếu tố nhiệt là phổ biến với cách sử dụng chất thứ ba (kem hàn hay chất hàn nóng chảy). 
Hàn nhiệt với chính vật chất của linh kiện có ở công nghệ dán linh kiện bằng flux (flux trancripton) rồi cho qua buồng nhiệt để chính chân IC nóng chảy hàn xuống bảng mạch (FC process). 
Đặc điểm của hàn trong lắp ráp điện tử là kết nối hai phần kim loại khác nhau (1) điện cực của linh kiện với (2) pad hàn của bảng mạch thông qua (3) hợp kim trung gian (chất hàn) có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiều, (1) và (2) là hai thứ cần liên kết để có kết nối mạch điện tốt. 

Và rất nhiều thông tin khác nữa.....


Ý kiến, lời bình: (7)
brad (02/05/2017 09:07 SA)
AD ơi, ad có thể hướng dẫn làm sao để mua được sách này không ạ! Cuốn sách này rất hay và hữu ích cho những người tự học và bổ sung kiến thức trong ngành lắp ráp điên tử.
Trung  (21/03/2017 11:48 SA)
Bạn nào có sô cua ky su Nguyễn Nguyên Hạ ko
Ma Trung Hiếu (14/10/2016 10:51 SA)
ad ơi e muốn mua sách đó thì phải làm sao ạ? tư vấn cho e ua sdt 01682448032 đc k ạ?
duongthanhhue (03/12/2014 02:38 CH)
cuon nay bao nhieeu tien vaay,minh muon mua 1 cuon.gửi cho minh nhé
canhckcd (20/10/2014 04:53 SA)
Xin chào admin! Em thấy cuốn sách rất có ý nghĩa và hữu ích em đăng ký 1 cuốn nhé: Nguyễn Thế Cảnh đường 390 độ 9 Thôn La Đôi xã Hợp Tiến Huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương. Xin cảm ơn!!
» Gửi ý kiến của Bạn
Các tin / bài viết cùng loại:
Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang 1 2 »
Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang 1 2 »
Copyright © 2011-2018 Lắp Ráp Điện Tử . All rights reserved.
® Lắp Ráp Điện Tử giữ bản quyền nội dung trên website này
Vui lòng ghi "nguồn bởi Lắp Ráp Điện Tử" khi trích nội dung từ website này
Địa chỉ: 377 Tân hương Tp.HCM
Hotline: +84 (0)938041068 - Email: admin@laprapdientu.vn

 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Sách: "Lắp Ráp Điện Tử- Phần 1: Căn bản" (các Công Nghệ/Kỹ Thuật Căn Bản) Rating: 5,5 out of 10 494740.
Core Version: 1.6.6.0